Định hướng đưa sản phẩm du lịch về nguồn kết hợp với hoạt động trải nghiệm đến các trường học trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

11/11/2022 1055 0

Ðể phát triển sản phẩm du lịch cần đáp ứng những xu hướng thay đổi nêu trên, trong khi vẫn phải có yếu tố độc đáo, hấp dẫn. Sự khác biệt, đặc sắc của sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng khả năng cạnh tranh trong thị trường du lịch. Sự khác biệt có thể đến từ việc phát hiện những giá trị đặc sắc của tài nguyên du lịch, hoặc được tạo ra từ sự sáng tạo hay liên kết của nhiều doanh nghiệp du lịch.

Tại Đồng Nai, Sở Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai chuyên đề: “Định hướng công tác giáo dục truyền thống gắn với việc tổ chức các hoạt động về nguồn, ngoại khóa, trải nghiệm cho học sinh”. Đây là một trong những chuyên đề chính, quan trọng trong khuôn khổ Hội nghị triển khai nhiệm vụ cho cán bộ lãnh đạo, quản lý và Tập huấn giáo viên làm Bí thư Đoàn, Tổng phụ trách Đội trong công tác giáo dục chính trị tư tưởng, công tác học sinh, công tác truyền thông giáo dục và đào tạo; công tác y tế trường học năm 2022 – 2023.

Đồng thời, giới thiệu 4 tuyến điểm du lịch về nguồn của tỉnh: Chương trình về nguồn với tuyến điểm Định Quán – Tân Phú: Cao điểm 100, Tượng đài Chiến thắng La Ngà – Khu du lịch Suối Mơ – Ca cao Trọng Đức; Chương trình về nguồn với tuyến điểm Nhơn Trạch: Đền thờ Liệt sỹ, Địa đạo Nhơn Trạch, Đặc khu Quân sự Rừng Sác – Khu du lịch Bò Cạp Vàng; Chương trình về nguồn với tuyến điểm Vĩnh Cửu: Trung ương Cục miền Nam – Nghĩa trang Liệt sĩ Mã Đà – Hồ Trị An và các hoạt động trải nghiệm khác; Chương trình về nguồn với tuyến điểm Biên Hòa: Nhà lao Tân Hiệp – Văn miếu Trấn Biên – Khu du lịch Bửu Long.

Hy vọng rằng, những chuyến du lịch về nguồn ngày càng được nhà trường, phụ huynh chú trọng nhằm tăng cường hoạt động giáo dục truyề thống văn hóa, truyền thống lịch sử cho các em học sinh.

Thanh Xuân

Những bài viết liên quan

Lịch trình mẫu