Hồn quê trong chiếc áo tứ thân

02/12/2020 3652 0

Trải qua bao biến cố, thăng trầm trong lịch sử, trang phục truyền thống của người phụ nữ Việt đã thay đổi theo từng giai đoạn của lịch sử. Ngoài chiếc áo dài truyền thống của người phụ nữ Việt mà ai cũng biết đến thì ở mỗi vùng miền đều có những trang phục mang nét riêng biệt. Nếu như ở miền Nam có chiếc áo bà ba duyên dáng mang đậm chất nam bộ thì người miền Bắc lại có áo tứ thân chứa đựng hồn quê và gắn liền với lịch sử nước nhà và cũng là một trong những trang phục truyền thống của người phụ nữ Việt.

Xuất hiện từ những năm 1920-1930 của thế kỷ 20, hình ảnh chiếc áo tứ thân với nón quai thao và khăn mỏ quạ đã làm cho người phụ nữ Việt xưa trở nên thật duyên dáng và thướt tha. Áo tứ thân là áo dài từ cổ buông xuống quá đầu gối. Áo được may từ nhiều mảnh vải nên rất nhiều màu sắc. 
Trước đây người Việt thường chọn màu nâu non hoặc nâu già cho trang phục của mình. Áo gồm hai vạt, bốn tà, không có khuy và có hai tay áo để xỏ vào khi mặc. Bên trong thì mặc áo yếm, có thể là yếm cổ xây hoặc yếm cánh nhạn. Người mặc sử dụng chiếc dây lưng thắt chỗ eo, hai tà trước thì cột lại và để thõng xuống phía trước làm cho người phụ nữ trở nên thon gọn và dễ dàng di chuyển hơn. Áo thường mặc kết hợp với cạp váy hoặc quần đen. Thế là đủ bộ để có thể vừa làm việc vừa tung tẩy đi đây đi đó. Trước đây áo tứ thân được sử dụng như trang phục hằng ngày của người phụ nữ miền Bắc cho đến khi thay đổi trang phục khác. 

Có nhiều loại áo tứ thân, nhưng thường người ta hay bắt gặp loại áo tứ thân buông tà hay thắt vạt trên đồng, trên nương hay họp chợ…, còn loại áo mớ ba, mớ bảy thường được chị em ưu ái chọn để làm duyên trong các dịp hội hè, đình đám. Áo tứ thân mang nhiều ý nghĩa sâu sắc về nhân sinh quan và tình cảm con người, với bốn thân áo tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu, hai tà trước buộc lại với nhau tượng trưng cho tình nghĩa vợ chồng âu yếm, khắng khít bên nhau.

Ngày nay thường thì ta chỉ thấy áo tứ thân trong các dịp lễ hội hoặc trong các sự kiện. Mặc dù vậy nhưng áo tứ thân không vì thế mà không được biết đến một cách rộng rãi. Hình ảnh chiếc áo tứ thân với khăn mỏ quạ và nón quai thao vẫn được những “chị hai” quan họ gìn giữ và khẳng định giá trị truyền thống văn hóa của vùng Kinh Bắc lâu đời qua lễ Hội Lim, hát giao duyên quan họ... rất thu hút người xem, đặc biệt chiếc áo tứ thân đã trở nên lạ lẫm , thu hút khiến du khách nước người đều cảm thấy thích thú. Đối với người phụ nữ Việt khi khoác lên mình chiếc áo tứ thân, hát những câu hát quan họ giao duyên, đối đáp trên sông … giống như tìm lại được cội nguồn, tìm lại hồn quê, nét dân giã, thân quen từ bao đời nay đã gắn liền với chiều dài lịch sử của đất nước

DH

Những bài viết liên quan

Lịch trình mẫu